VIETNAM MACRO SNAPSHOT
10 MONTHS - 2024
10 December 2024 at 06:09:43
Tháng 10/2024: Kinh tế trong nước tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực sau những gián đoạn do ảnh hưởng của bão trong tháng 9. Cụ thể:
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Toàn ngành công nghiệp tăng 3,99% so với tháng trước, đảo chiều từ mức giảm 0,19% của tháng 9. Đặc biệt, một số địa phương thuộc khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão như Quảng Ninh và Hải Phòng đã ghi nhận mức tăng lần lượt là 25,2% và 19,8% so với tháng trước.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI): Ngành sản xuất Việt Nam tăng lên 51,2 điểm trong tháng 10 (so với mức 47,3 điểm của tháng 9), nhờ sự phục hồi trong hoạt động mua hàng, bao gồm sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới.
Xuất khẩu: Đạt gần 35,6 tỷ USD, tăng 4,6% so với tháng trước và 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, xuất khẩu sang EU tăng mạnh, lần lượt đạt mức 22,2% và 28,6%.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Vốn giải ngân đạt gần 2,25 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ. Vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 2,38 tỷ USD, với các dự án lớn đều có hàm lượng công nghệ cao.
Trái phiếu doanh nghiệp: Không phát sinh thêm trường hợp trái phiếu chậm trả trong tháng 10. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị trái phiếu chậm trả mới chỉ khoảng 16,6 nghìn tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 137,6 nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, điểm nhấn trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11 là diễn biến trên thị trường tài chính:
Tỷ giá USD/VND: Đã bật tăng trở lại sau ba tháng giảm nhiệt, phục hồi toàn bộ mức giảm trong quý III và đạt mức kỷ lục 25.512 đồng vào ngày 15/11, tăng 4,47% so với đầu năm. Trên thị trường tự do, tỷ giá có thời điểm đạt 25.900 đồng.
Lãi suất huy động: Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất huy động vào đầu tháng 11, với mức tăng phổ biến từ 0,1% đến 0,2% mỗi năm. Theo Ngân hàng Nhà nước, xu hướng tăng lãi suất huy động từ nhiều tháng qua, kết hợp với nhu cầu tín dụng thường tăng vào cuối năm, có thể tạo áp lực lên mặt bằng lãi suất.
Triển vọng:
Tăng trưởng kinh tế trong hai tháng cuối năm 2024 dự kiến vẫn duy trì tích cực, nhờ sức mua, đơn hàng xuất khẩu và khả năng kiểm soát tỷ giá cũng như lãi suất. Tuy nhiên, áp lực tỷ giá trong nước đang tăng mạnh và có nguy cơ căng thẳng hơn nếu chỉ số USD Index tiếp tục tăng cao, trong khi dư địa điều tiết tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước dần thu hẹp.
Triển vọng xuất khẩu năm 2025 đối mặt với một số thách thức:
Bất ổn chính trị và kinh tế toàn cầu: Việc tái đắc cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tạo cơ hội cho thương mại Việt Nam - Mỹ, nhưng cũng mang đến nhiều thách thức. Chính sách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc có thể giúp Việt Nam hưởng lợi, nhưng cũng gia tăng cạnh tranh toàn cầu với hàng giá rẻ từ Trung Quốc.
Suy giảm doanh số của Samsung: Xu hướng giảm doanh số và kế hoạch cắt giảm nhân sự lớn của Samsung có thể ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm tới.
CPI TRUNG BÌNH
(Đơn vị: %YoY_Luỹ kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước)
TĂNG TRƯỞNG GDP
(Đơn vị: %YoY_Luỹ kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước)
CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (IIP)
Đơn vị: %YoY_Lũy kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm ngoái)
IIP THEO NGÀNH CẤP 2
Đơn vị: %YoY_Luỹ kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước)
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG THÁNG
(Đơn vị: tỷ USD)
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG THÁNG
(Đơn vị: tỷ USD)
TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU THEO LOẠI HÀNG HÓA
Đơn vị: %YoY, %YoY_Luỹ kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước)
TỔNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG & DỊCH VỤ
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
DOANH THU DỊCH VỤ LỮ HÀNH
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
VỐN FDI ĐĂNG KÝ HÀNG THÁNG & GIẢI NGÂN
(Đơn vị: triệu USD)
VỐN FDI ĐĂNG KÝ MỚI THEO TỈNH
(Đơn vị: triệu USD
DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(Đơn vị: doanh nghiệp)
ĐĂNG KÝ KINH DOANH
(Đơn vị: doanh nghiệp)