top of page

E-Mart có thể cạnh tranh với các chuỗi đại siêu thị sau khi về với THACO?

Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đang chứng kiến sự phát triển của nhiều tên tuổi bán lẻ nổi tiếng trong khu vực. Điều này khiến đường đua kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng khốc liệt. Theo báo cáo của Bộ Công Thương vừa công bố cho thấy, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD. Con số này phần nào khẳng định sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài.



Một số doanh nghiệp nước ngoài nổi tiếng về chuỗi các siêu thị bán lẻ như các thương hiệu đến từ Thái Lan (Central Group với GO! và Top Market), Hàn Quốc (Lotte Mart), Nhật Bản (siêu thị Aeon),…


Việc các nhà bán lẻ nước ngoài đổ vốn vào thị trường Việt Nam đã gây sức ép nhất định đến miếng bánh thị phần của doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Điều này cũng thôi thúc các doanh nghiệp Việt tìm hướng đi để cạnh tranh với doanh nghiệp FDI.


Trong vòng 5 năm trở lại đây, ngành bán lẻ Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Mở đầu cho sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt với nhau là hai tập đoàn Masan Group và Vingroup để trở thành 1 tập đoàn sản xuất và bán lẻ lớn của Việt Nam. Hệ thống cửa hàng bán lẻ WinMart của Công ty CP Tập đoàn Masan gần như không có đối thủ trong phân khúc hệ thống cửa hàng bán lẻ tại khu dân cư.


Cuối năm 2021, THISO - Tổng Công ty thành viên thuộc Tập đoàn THACO, chính thức hoàn tất ký kết thỏa thuận chuyển nhượng vốn và nhượng quyền độc quyền hoạt động kinh doanh với Emart Inc. Với mục tiêu đầy tham vọng đến năm 2026: mở 20 đại siêu thị Emart, doanh số 1 tỷ USD và dẫn đầu thị trường đại siêu thị tại Việt Nam.


AEON MALL

AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới với 179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản. Được thành lập từ năm 1758, trải qua gần 260 năm, tập đoàn AEON là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật Bản.


AEON chính thức tìm hiểu thị trường Việt Nam từ năm 2009 và thành lập công ty AEON Việt Nam vào ngày 7 tháng 10 năm 2011, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh bán lẻ đa dạng, khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên vào năm 2014 - AEON Tân Phú Celadon. Sau hơn 10 năm gia nhập thị trường, hiện AEON Việt Nam đang gặt hái được nhiều thành công trong các lĩnh vực đầu tư và trở thành nhà bán lẻ hàng đầu châu Á.


Doanh thu của AEON có sự dao động trong 3 năm. Năm 2020, doanh thu đạt hơn 1000 tỷ đồng. Doanh thu giảm 27% vào năm 2021 và tăng 80% vào năm 2022, đạt hơn 1360 tỷ đồng. Về lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận của AEON đạt hơn 460 tỷ đồng vào năm 2022, tăng gần 600% so với năm 2020.


GO! & Top Market

Năm 1998 Big C bắt đầu có mặt tại Việt Nam, đây là chi nhánh của Tập đoàn Casino. Lúc này, Big C hợp tác với Tập đoàn Casino và một số công ty Việt Nam. Sau khi tập đoàn Casino của Pháp đồng ý bán cổ phần cho tập đoàn của người Thái, Big C Việt Nam về tay tập đoàn Central Group của Thái Lan từ tháng 4 năm 2016 với giá trị giao dịch khoảng 920 triệu euro, tương đương 1.05 tỷ USD. GO! và Top Market là tên mới của chuỗi siêu thị Big C. Đây chiến lược “thay tên đổi họ” này là nhằm tái định vị thương hiệu.


Doanh thu chuỗi siêu thị GO! và Top Market thuộc công ty TNHH dịch vụ EB đứng thứ hai trong thị trường trong năm 2022. Doanh thu có sự tăng, giảm liên tục trong 3 năm. Năm 2020, doanh thu đạt hơn 17.1 nghìn tỷ đồng. Doanh thu giảm 4% vào năm 2021 và tăng gần 31% vào năm 2022, đạt hơn 21.5 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận của GO! và Top Market có xu hướng giảm theo thời gian. Cụ thể, năm 2020, lợi nhuận sau thuế đạt mức dương gần 60 tỷ đồng. Hai năm gần gây, doanh nghiệp đón nhận lợi nhuận âm và có xu hướng tăng mức lỗ, từ âm 104 tỷ đồng năm 2021 xuống âm gần 190 tỷ đồng năm 2022.



Mega Market

Công ty MM Mega Market Việt Nam, thành viên thuộc tập đoàn BJC/TCC Thái Lan, đã khánh thành Trung tâm Bán sỉ Hiện đại đầu tiên vào năm 2002 tại TP. Hồ Chí Minh. Năm 2016, tập đoàn TCC - công ty mẹ của Mega Market chính thức nhận chuyển nhượng chuỗi đại siêu thị từ Metro với 655 triệu Euro. Sau đó đổi tên từ công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam thành công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam.


Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, MM Mega Market Việt Nam đã mở rộng thành 21 trung tâm Bán sỉ và Siêu Thị trên toàn quốc, cùng với 5 trạm cung ứng hàng hóa, hai kho trung chuyển với hơn 4000 nhân viên và 2000 đối tác cung ứng sản phẩm.


Doanh thu của thương hiệu dao động nhẹ trong 2 năm 2020 và 2021 ở quanh 13.6 nghìn tỷ đồng và tăng mạnh vào năm 2022, đạt hơn 14.6 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với doanh thu 2 năm trước. Về lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận ghi nhận tăng liên tục trong ba năm. Cụ thể, năm 2020, lợi nhuận đạt hơn 170 tỷ đồng. Con số này tăng lên 24% vào năm 2021, đạt gần 240 tỷ đồng và tăng 40% vào năm 2022, đạt gần 300 tỷ đồng.


Co.op Mart

Co.opmart là siêu thị thuần Việt trực thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) được vận hành theo mô hình kinh tế tập thể hợp tác xã. Khai trương vào năm 1996 tại quận 1, thương hiệu được xem là nền tảng ban đầu quan trọng giúp định hình phát triển bán lẻ hiện đại thuần Việt cho đến tận ngày nay.


Sau gần 30 năm, Saigon Co.op đã nâng tổng số lượng siêu thị Co.opmart đi vào hoạt động cao hơn 128 lần so với ban đầu. Quy mô phân bố Co.opmart cũng được mở rộng từ TP.HCM đến 45 tỉnh thành trên khắp cả nước. Hiện chuỗi siêu thị Co.opmart cùng với các mô hình bán lẻ hiện đại khác của Saigon Co.op được xem là xương sống của hệ thống phân phối hàng Việt Nam.


Doanh thu của thương hiệu dao động nhẹ trong 2 năm 2021 và 2022 ở quanh 17.5 nghìn tỷ đồng sau khi giảm 18% so với năm 2020. Về lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận năm 2020 đạt 860 tỷ đồng. Con số này giảm xuống hơn 75% vào năm 2021, đạt khoảng 200 tỷ đồng và tăng trở lại hơn 340% vào năm 2022, đạt hơn 910 tỷ đồng.


Lotte Mart

Lotte Mart là một công ty của tập đoàn Lotte Hàn Quốc. Thương hiệu là chuỗi các siêu thị lớn bán nhiều loại hàng tạp hoá, quần áo, đồ chơi, đồ điện tử và các hàng hoá khác.


Gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2008, Lotte là doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam. Siêu thị Lotte Mart đầu tiên được xây dựng tại Nam Sài Gòn, quận 7 và đây cũng là nơi đặt trụ sở chính của LOTTE Mart Việt Nam. Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2023, LOTTE Mart có tổng số 178 siêu thị trên toàn cầu, trong đó Việt Nam có 15 siêu thị.


Doanh thu năm 2020 của Lotte Mart đạt khoảng 5920 tỷ đồng. Con số này giảm xuống 1000 tỷ đồng vào năm 2021 và tăng trở lại mức 5930 tỷ đồng vào năm 2022. Lợi nhuận trong 3 năm của thương hiệu luôn ghi nhận mức âm và có sự giảm mạnh vào năm 2021. Cụ thể, năm 2020, lợi nhuận đạt âm 40 tỷ đồng. Năm 2021, mức lỗ tăng mạnh hơn gần 20 lần so với năm 2020, đạt âm 820 tỷ đồng. Đến năm 2022, mức lỗ đã giảm trở lại về mức âm 50 tỷ đồng.



Wincommerce

WinCommerce là thành viên thuộc Tập đoàn Masan, sở hữu và vận hành chuỗi siêu thị WinMart và cửa hàng tiện ích WinMart+. Sau 2 năm được tập đoàn Masan mua lại từ Vingroup, hệ thống bán lẻ VinMart, Vinmart+ đã bắt đầu quá trình đổi thương hiệu sang WinMart, WinMart+. Cùng với đó, tên công ty mẹ vận hành chuỗi siêu thị là VinCommerce cũng được đổi thành WinCommerce.


Với hơn 8 năm hình thành và phát triển, WinCommerce tự hào là doanh nghiệp nội địa vươn mình mạnh mẽ trong ngành bán lẻ, đạt nhiều thành tựu kinh doanh ấn tượng, trở thành hệ thống uy tín có doanh thu, độ phủ lớn nhất toàn quốc với hệ thống 131 siêu thị WinMart, 3000 cửa hàng WinMart+ trên 63 tỉnh thành Việt Nam.


WinCommerce là thương hiệu có doanh thu dẫn đầu thị trường bán lẻ. Doanh thu có sự giảm nhẹ qua các năm từ 31 nghìn tỷ đồng xuống hơn 29 nghìn tỷ đồng. Năm 2022, doanh thu đạt hơn 29 nghìn tỷ đồng, giảm 5% so với hai năm trước năm 2021 và năm 2020. Xét về lợi nhuận sau thuế, thương hiệu ghi nhận mức lỗ cao. Năm 2020, lợi nhuận mức âm hơn 3200 tỷ đồng. Con số lợi nhuận này giảm lỗ hơn 95% so vào năm 2021 với âm gần 150 tỷ đồng. Sau đó, mức lỗ lại tăng lên gấp 3 lần vào năm 2022, đạt âm gần 450 tỷ đồng.


Satra Mart

Ngày 02/11/1995, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn được thành lập. SATRA là đơn vị sở hữu hệ thống bán lẻ lớn tại TP.HCM bao gồm Khu Trung tâm Thương Mại Bình Điền (Chợ đầu mối Bình Điền) vốn được xem là chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó là các trung tâm thương mại Centre Mall, Siêu thị Tax, Siêu thị Sài Gòn (Satra Mart), chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods; chuỗi cửa hàng xăng dầu, Satra Bakery & Café, Nhà hàng Việt,…


Năm 2012, Siêu thị Sài Gòn được cải tạo nâng cấp quy mô và tăng cường năng lực kinh doanh. Sau trải qua nhiều thăng trầm, phát triển thương hiệu, siêu thị Sài Gòn cùng với các siêu thị khác như siêu thị TAX và Trung tâm Thương mại Centre Mall Phạm Hùng kết hợp tạo nên hệ thống Siêu thị Satra Mart, trở thành một hệ thống trung tâm dịch vụ thương mại và siêu thị như ngày nay. Từ đó, Siêu thị Sài Gòn trở thành đơn vị bán lẻ hàng đầu trong hệ thống SATRAMART.


Trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022, doanh thu của Satra Mart ghi nhận giảm liên tục. Năm 2022, doanh thu đạt hơn 4000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2021 và giảm 27% so với năm 2020. Mặc doanh thu của Satra Mart không cao nhưng lợi nhuận của thương hiệu thuộc top đầu trong thị trường. Lợi nhuận năm 2020 ghi nhận hơn 3700 tỷ đồng. Mức lợi nhuận giảm nhẹ 1.5% so với 2021 và hơn 7% so với 2020.


E-Mart

E-Mart là thương hiệu siêu thị của South Korea's Shinsegae. Năm 2015, Emart xây dựng và khai trương đại siêu thị đầu tiên Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh với quy mô tổng vốn đầu tư lên đến 60 triệu USD. Tuy nhiên, sau 5 năm được đánh giá kinh doanh rất thành công và được người tiêu dùng đón nhận, nhưng nhà đầu tư Hàn Quốc không thể mở thêm được địa điểm mới nào.


Vì vậy, tập đoàn E-mart quyết định thay đổi chiến lược bằng cách tìm kiếm đối tác có năng lực ngay tại Việt Nam để cùng nhau mở rộng mô hình kinh doanh. Thương hiệu đã quyết định bán 100% cổ phần cho Tập đoàn ô tô Trường Hải (Thaco), một trong những nhà sản xuất ô tô lớn của Việt Nam và đang có nhiều bất động sản bán lẻ.


Theo đó, nhà bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc sẽ nhận tiền bản quyền từ người mua Việt Nam. Điều này có thể hiểu thương hiệu E-mart vẫn hiện diện ở Việt Nam nhưng sẽ do doanh nghiệp THISO Retail điều hành. Thương vụ này cũng kỳ vọng tập đoàn sản xuất ô tô của Việt Nam sẽ đạt được 20 siêu thị E-mart đến năm 2025.


Xu hướng bán lẻ của các doanh nghiệp lớn

Sau Covid-19, một bộ phận lớn người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu làm quen với thương mại điện tử, điều này tạo chuyển dịch mạnh mẽ sang xu hướng mua sắm đa kênh. Đây là xu hướng dài hạn mà các nhà bán lẻ cần chú trọng bởi vì người tiêu dùng ngày nay đang cởi mở trong lựa chọn. Họ sẵn sàng thay đổi thương hiệu, thay đổi địa điểm khi mua hàng để thực hiện một cách thuận tiện nhất.


Nói cách khác, các nhà bán lẻ nên đầu tư nhiều hơn vào chuyển đổi số để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, cần tập trung mang đến sự linh hoạt và minh bạch thông tin cho người dùng, như cho phép khách hàng theo dõi quá trình vận chuyển hoặc lựa chọn thời gian nhận hàng.


Một xu hướng khác trong bán lẻ là mua sắm giải trí, sáng tạo nội dung số đi kèm với tiếp thị sản phẩm. Đây là hình thức kinh doanh đã khởi sinh từ trong đại dịch và sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo trong những năm tới.


Nguồn: Theo báo cáo thị trường chuỗi các siêu thị 2022 của Vietdata


Comments


vietdata-logo

# Tòa nhà Vietdata,

Số 232 - 234 Ung Văn Khiêm

Quận bình thạnh

Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

+84 8888 337 36

info@vietdata.vn

Theo dõi chúng tôi
  • Instagram
  • Facebook
  • LinkedIn
  • YouTube
  • icon-zalo-chat-white

Liên hệ

Cảm ơn bạn đã gửi! Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay

Giấy phép ICP số 18/GP-TTDT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 18/03/2019

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thúy Hằng

Vietdata. All Rights Reserved.

bottom of page