Ngân hàng Nhà nước có hàng loạt động thái mới sau hàng loạt biến động về tỷ giá, lãi suất. Nhiều ngân hàng được nới room tín dụng cao, tăng giá bán USD, hỗ trợ lãi suất.
Nguồn: Vietnamplus
Lộ giới hạn room tín dụng của các ngân hàng
Sacombank dẫn đầu danh sách với việc tăng room tín dụng ở mức 4%. Các ngân hàng khác như Agribank 3,5%, MB 3,2%, SHB 3,2%, VIB 3%, Vietcombank 2,7%, TPBank 1,2%.
Trước đó, thị trường đồn đoán Vietcombank và MB sẽ là hai ngân hàng được nới room tín dụng cao nhất do đang “ôm” hai ngân hàng yếu kém để hỗ trợ xử lý. Tuy nhiên, lần này Vietcombank chỉ nhận được 2,7%. Sacombank bất ngờ trở thành ngân hàng được nới room tín dụng cao nhất với 4% so với hạn mức cũ là 7%. Tính trên tổng dư nợ cho vay hơn 400.000 tỷ đồng cuối quý II, đến cuối năm ngân hàng này còn dư địa tăng trưởng hơn 11.000 tỷ đồng.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, tính đến ngày 26/8, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 9,91% so với cuối năm 2021, là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua.
Lãi suất liên ngân hàng đạt 6,88% / năm, lập đỉnh 10 năm
Đáng chú ý, lãi suất đã tăng mạnh trong những ngày gần đây, cho dù NHNN đã bơm ròng trở lại từ cuối tháng 8/2022 đến nay. Cùng với đó, lượng tín phiếu đáo hạn trong tuần khoảng 35.000 tỷ đồng. Như vậy, trong tuần, NHNN đã bơm ròng khoảng 53.000 tỷ đồng vào thị trường.
Phiên 7/9, NHNN tiếp tục bơm ròng 18.720 tỷ đồng qua kênh OMO. Tuy nhiên, sức nóng của lãi suất vẫn chưa hạ nhiệt khi lãi suất liên ngân hàng tiếp tục đạt đỉnh 6,88%/năm - mức cao nhất kể từ tháng 9/2012.
Tỷ giá USD tăng mạnh
Tỷ giá sau một thời gian diễn biến ổn định đã tăng trở lại vào tuần cuối tháng 8 và những phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9. Trước áp lực lớn, NHNN đã quyết định tăng giá bán USD thêm 300 đồng, lên mức 23.700 đồng / USD.
Chiều 7/9, Sở Giao dịch NHNN thay đổi niêm yết giá mua - bán ngoại tệ. Trong đó, giá bán ra đã tăng mạnh từ 23.400 đồng/USD lên 23.700 đồng/USD. Đồng thời, cơ quan này cũng dừng niêm yết tỷ giá mua can thiệp. Trước đó, trong tháng 5, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá USD thêm 200 đồng lên 23.250 đồng/USD.
Danh sách các ngân hàng được Moody's nâng hạng tín nhiệm
Danh sách này được công bố ngay sau khi Moody nâng xếp hạng quốc gia của Việt Nam lên một bậc, từ Ba3 lên Ba2, với triển vọng ổn định.
Cụ thể, Moody's đã nâng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn của 8 ngân hàng lên 1 bậc và nâng 1 bậc đối với xếp hạng rủi ro đối tác nội, ngoại tệ và đánh giá rủi ro với 7 ngân hàng.
Các ngân hàng được cập nhật trong bảng xếp hạng này là Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB).
Trong đó, 8 ngân hàng được nâng hạng nhà phát hành và tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn là Vietcombank, BIDV, OCB, SeABank, TPBank, Agribank, VIB và VietinBank. Bảy ngân hàng được nâng hạng rủi ro đối tác bằng nội tệ, ngoại tệ và đánh giá rủi ro đối tác, bao gồm BIDV, Agribank, VietinBank, ABBank, LienVietPostBank, SHB và MSB.
Nguồn: Vietdata
Коментарі