Dây và cáp điện là một sản phẩm có tính ứng dụng cao, được dùng trong tất cả các công trình kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của sản xuất và sinh hoạt của xã hội hiện đại. Tại Việt Nam hiện nay đã có trên 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất, xuất khẩu dây, cáp điện.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng có tốc độ tăng giá trị xuất khẩu lớn nhất trong tháng đầu năm 2023 là dây và cáp điện với tốc độ tăng đạt 11,41% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá xuất khẩu của mặt hàng này từ tháng 1 đến tháng 9/2023 giao động từ 250-300 triệu USD. Trong 9 tháng, tổng trị giá xuất khẩu đạt khoảng 2.500 triệu USD.
Ngoài xuất khẩu, sản lượng sản dây, cáp điện phụ thuộc khá nhiều vào các dự án lớn của quốc gia. Trong 10 tháng năm 2023, EVN và các đơn vị đã khởi công 62 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 71 công trình lưới điện từ 110kV đến 500kV (bao gồm: 01 công trình 500kV, 09 công trình 220kV và 61 công trình 110kV). Hiện Vietdata chưa có số liệu cụ thể về chiều dài đường dây. Tuy nhiên nếu so sánh về mặt số lượng công trình thì có phần giảm sút khi so sánh trong 10 tháng năm 2022. Cụ thể trong 10 tháng năm 2022, EVN và các đơn vị đã khởi công 92 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 82 công trình lưới điện từ 110kV đến 500kV (bao gồm: 6 công trình 500kV, 15 công trình 220kV và 61 công trình 110kV).
Tình hình kinh doanh của những doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể kể đến các yếu tố tiêu biểu như: giá nguyên vật liệu đầu vào và giá bán lẻ.
Giá nguyên vật liệu đầu vào:
Đồng là nguyên vật liệu đầu vào chiếm khoảng 85% chi phí. Giá đồng được duy trì ở dưới mức trung bình tính từ 2022 đến nay. Và dự báo trong năm 2024, giá đồng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ của Mỹ và thị trường tiêu thụ đồng lớn nhất toàn cầu là Trung Quốc.
Giá bán lẻ:
Giá bán dây cáp điện bình quân trong năm 2023 dao động trong khoảng 8.200-8400 đồng, mức giá này đã hiện hữu từ 2020 đến nay.
Với việc chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm và neo ở mức thấp gần 11 tháng trong năm 2023, đồng thời giá bán lẻ được giữ nguyên trong khoảng cố định. Có thể dự báo biên lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện sẽ được cải thiện và hỗ trợ cho tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2023.
Cadivi
Công ty Dây cáp điện Việt Nam thuộc Công ty Cổ phần Điện lực Gelex (Gelex Electric) được thành lập từ ngày 06/10/1975 với thương hiệu Cadivi. Sau khi được cổ phần hóa, Cadivi trở thành một công ty cổ phần từ tháng 9 năm 2007. Có 3 nhà máy, 2 công ty thành viên cùng hệ thống phân phối bao gồm hơn 200 đại lý cấp 1 trải rộng khắp cả nước. Cung cấp sản lượng hàng năm đạt: 60.000 tấn đồng, 40.000 tấn nhôm, 20.000 tấn hạt nhựa PVC.
Doanh thu thuần của công ty biến động nhẹ và khoảng 11.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giao động tương tự doanh thu thuần và quanh mốc 400 tỷ.
ThiPha Cable
Được thành lập năm 1987, trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển. Tháng 4/2020 Thipha Cable chính thức sáp nhập vào Tập đoàn Stark Corporation Public Company Limited và Phelps Dodge International (Thailand) Limited. Hiện có khoảng 1.000 nhân viên. Cung cấp 90.000 tấn sản phẩm cho hàng năm cho thị trường trong nước và quốc tế bao gồm: cáp nguồn cao thế, trung thế, hạ thế, cáp chống cháy,...
Năm 2020, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, tăng mạnh trong năm 2021 hơn 50%, sau đó năm 2022 giảm gần 25%. Lợi nhuận sau thuế có mức tăng trưởng đột phá trong năm 2021 hơn 500%, sang 2022 có sự sụt giảm khoảng 90% và đạt gần 100 tỷ.
Cadi-Sun
Với tên thương mại là Cadi-sun tiền thân là Tổ hợp tác Thượng Đình (được thành lập năm 1985). Ngày 20/4/1999, Tổ hợp tác Thượng Đình chuyển đổi thành Công ty TNHH Thượng Đình và nay là Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Thượng Đình.
Công ty có doanh thu thuần khoảng 4.000 tỷ trong năm 2020, tăng gần 40% năm 2021 và biến động không đáng kể năm 2022. Lãi sau thuế ghi nhận mức tăng liên tục từ 2020 đến 2022. Con số cụ thể trong năm 2020 rơi vào khoảng 50 tỷ, tăng hơn 60% và 70% trong 2 năm kế tiếp.
Xuân Lộc Thọ
Công ty TNHH Xuân Lộc Thọ có tiền thân là Công ty Xalotho được thành lập từ năm 1995. Trải qua hơn 25 năm, thương hiệu đã phát triển thành Tập đoàn lớn với nhiều công ty thành viên và nhà máy sản xuất, tập trung vào sản xuất thiết bị điện, ngành nước, nhựa, cao su, in ấn dưới nhãn hiệu SINO-VANLOCK-SP.
Doanh thu thuần của doanh nghiệp có sự biến động tuy nhiên chỉ giao động quanh mốc 3.000 tỷ. Lãi sau thuế ghi nhận mức tăng ổn định. Cụ thể năm 2020 hơn 30 tỷ, sang năm 2021 và 2022 tăng quanh 10%.
Trapuco
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú được thành lập từ năm 1965 với tiền thân trên cơ sở sát nhập hai xí nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội. Công ty hiện có 276 người trong đó có 60 lao động khối hành chính-văn phòng
Doanh thu thuần của Trapuco duy trì đà tăng trong 2 năm liền khoảng 2.500 tỷ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đi theo chiều hướng ngược lại. Cụ thể năm 2020 lãi hơn 300 tỷ đồng, giảm hơn 20% cho năm 2021 và gần 5% cho năm 2022.
Taya
Thương hiệu đã hoạt động hơn 50 năm trong ngành dây và cáp điện Đài Loan. Tháng 7/1955, được sự chấp thuận của nhà nước, Công ty Taya (Việt Nam) đã chính thức đi vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những sản phẩm chính của công ty có thể kể đến như: dây cáp điện, cáp cách điện XLPE và nam châm điện
Taya có doanh thu thuần tăng gần 30% năm 2021, sang 2022 giảm nhưng không đáng kể. Lợi nhuận sau thuế từ 2020 đến 2021 lãi quanh 70 tỷ. Tuy nhiên giảm mạnh hơn 50% trong năm 2022.
Ngọc Lan Cable
Ngọc Lan Cable thành lập vào những năm đầu thập niên 90, đã phát triển hơn 25 năm. Là nhà sản xuất dây cáp điện cho lưới điện quốc gia trong và ngoài nước, đồng thời liên kết với các dự án cơ sở hạ tầng và xây dựng dân dụng. Tập trung chính vào 2 dòng sản phẩm là cáp uPVC và cáp điện.
Giai đoạn 2020-2022 doanh thu thuần không có nhiều biến động và đạt quanh con số 170 tỷ. Lợi nhuận sau thuế duy trì được đà tăng. Năm 2020 đạt gần 0,07 tỷ, sang 2021 tăng hơn 10% và tăng đột phá gần 200% trong năm 2022.
Daphaco
Công ty cổ phần dây cáp điện Daphaco được thành lập từ năm 1999, chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm dây và cáp điện với hai thương hiệu Daphaco và Lion phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc trên 200 đại lý và công suất sản phẩm đáp ứng thị trường khoảng 30.000 tấn/năm.
Thương hiệu ghi nhận doanh thu thuần 2020-2022 giao động quanh 900 tỷ. Lợi nhuận sau thuế khá khiêm tốn. Cụ thể 2020-2021 đều quanh con số khoảng 500 triệu, đến năm 2022 giảm gần 50%.
Vithaico
Được thành lập từ năm 1973, Công ty cổ phần Vithaico chuyên sản xuất dây cáp điện các loại có ruột dẫn bằng đồng và nhôm: cáp điện lực, cáp dân dụng, cáp solar, cáp điều khiển, cáp điện kế,.... Đạt sản lượng lên đến khoảng 30.000 tấn/năm.
Thương hiệu có mức doanh thu thuần tăng trưởng ổn định. Năm 2020 đạt hơn 200 tỷ, và đều tăng khoảng 35% cho 2 năm sau đó. Về lợi nhuận sau thuế ghi nhận con số tăng trưởng vượt trội hơn 4.000% trong năm 2021. Giảm gần 40% và đạt khoảng 3 tỷ trong năm 2022.
Goldcup
Công ty cổ phần Dây cáp điện Goldcup là doanh nghiệp tư nhân được thành lập từ năm 1994. Trong suốt nhiều năm qua, các sản phẩm chủ yếu của thương hiệu tập trung vào cáp dẫn điện, cáp thông tin, cáp điều khiển và sản xuất dây điện.
Doanh nghiệp có doanh thu thuần biến động quanh mốc 1.000 từ 2020 đến 2022. Lãi sau thuế đạt quanh con số 35 tỷ trong 2 năm đầu, sang 2022 sụt giảm gần 100%.
Lucky Sun
Năm 1991, Cơ sở sản xuất Hoàn Phương – tiền thân Công ty TNHH Dây và Cáp điện Lucky Sun, chuyên sản xuất dây và cáp điện dân dụng được thành lập. Ngoài sản xuất các dây cáp điện hạ thế, thương hiệu còn đưa ra thị trường các sản phẩm như dây điện dân dụng và dây điện dùng cho ô tô, xe máy,... để phục vụ cho nhu cầu tiêu dụ cao của thị trường.
Doanh thu thuần ghi nhận sự tăng trưởng trong 2 năm liền. Cụ thể, năm 2020 đạt gần 80 tỷ, sang năm 2021 và 2022 tăng lần lượt khoảng 40% và 5%. Lợi nhuận sau thuế có sự biến động mạnh. Năm 2020 ghi nhận khoản lỗ hơn 2 tỷ, tăng gần 150% trong năm 2021, năm kế tiếp giảm gần 100%.
Theo tờ trình của Bộ Công Thương gửi Chính phủ về đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong giai đoạn đến 2030, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 11,3 - 13,5 tỷ USD đầu tư các dự án nguồn và lưới điện. Có thể thấy thị trường sản xuất dây và cáp điện ở Việt Nam đang có tiềm năng lớn do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao trong các ngành công nghiệp, xây dựng và hệ thống điện trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đồng thời giá nguyên vật liệu đầu vào chính cho sản xuất là đồng đang ở mức thấp. Thị trường xuất khẩu dây và cáp điện cũng đang có sự ủng hộ rất lớn đến Việt Nam. Bên cạnh việc có được sự tin tưởng về chất lượng của hàng triệu hộ tiêu dùng cá nhân dành cho các công ty sản xuất cũng ngày 1 tăng, Việt Nam cũng là nơi có chi phí lao động thấp và nguồn nguyên liệu dồi dào, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất. Với những tiềm năng trên, thị trường sản xuất dây và cáp điện ở Việt Nam rất có thể sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Nguồn: Báo cáo thị trường 2022 của Vietdata về thị trường sản xuất dây và cáp điện tại Việt Nam
Comentários