Cập nhật bối cảnh ngành: Sản lượng điện thương phẩm cả nước ghi nhận sự tăng nhẹ đều đặn qua từng năm, ở 2022 đạt 268 tỷ kWh (+6% YoY). Trong đó, điện than chiếm lớn nhất với 39%, thủy điện xếp thứ 2 với 35% tổng sản lượng, điện khí chiếm 11%, các mảng điện khác chiếm tỷ trọng thấp gồm điện gió, điện mặt trời,… (hình 1).
Ở nhóm này, điện gió ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng nhất với +179% so với năm trước và chỉ có điện than và điện mặt trời ghi nhận chiều giảm.
Theo EVN đánh giá, sản lượng điện thương phẩm cả nước 2023 tăng 5,4% so với cùng kỳ và hiện vẫn ghi nhận lỗ bình quân 180 đồng/kWh.
Trước tình trạng này, EVN đã tiếp tục có động thái tăng giá bán lẻ điện bình quân lên 2.006,79 đ/kWh (chưa tính VAT) tăng 4,5% so với mức cũ. (hình 2)
Tác động của việc tăng giá điện:
Góc độ tích cực thì vẫn chưa có sự rõ nét. Khi các công ty đã thỏa thuận ký hợp đồng dài hạn nên giá bán điện bình quân ngắn hạn không tác động nhiều đến doanh thu của DN sản xuất.
Với các doanh nghiệp phân phối điện, việc tăng giá có thể tác động tích cực vì hợp đồng dài hạn thì giá rẻ nhưng nay bán giá cao hơn giúp cho biển lợi nhuận cải thiện.
Tác động tiêu cực:
Với các lĩnh vực, nhóm ngành như sản xuất thép, hóa chất, xi măng, giấy,.. thì chi phí điện chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ và cũng có bảng ước tính tác động lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hình 3.
Với giả định, khi chi phí tăng thêm mà DN không thể chuyển tiếp sang người tiêu dùng thì sẽ làm giảm tổng LNTT từng ngành đi xuống khá nhiều. Đặc biệt ở nhóm xi măng và thép (hình 4) => cho thấy sự tăng giá điện kéo theo sự suy giảm hiệu quả hoạt động.
Nhìn chung, việc EVN tăng giá điện bán lẻ khiến cho các DN sản xuất gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng tới hoạt động của DN. Đôi với DN trực tiếp sản xuất điện thì không có lợi đáng kể ở ngắn hạn và DN phân phối điện sẽ hưởng niềm vui này.
(Theo 24hmoney)
Comments