top of page

Heineken Việt Nam đã tạm dừng hoạt động nhà máy Heineken Quảng Nam

Heineken's global beer output in 2023 decreased by 4.7% to 24.2 billion liters mainly due to a decline from the Vietnamese and Nigerian markets.


On June 24, in a notice sent to relevant authorities, Heineken Vietnam said it had temporarily suspended operations Sản lượng bia toàn cầu của Heineken trong năm 2023 giảm 4,7% xuống còn 24,2 tỷ lít chủ yếu do sự sụt giảm từ thị trường Việt Nam và Nigeria.


Ngày 24/6, trong một thông báo gửi tới cơ quan hữu quan, Heineken Việt Nam cho biết đã tạm dừng hoạt động nhà máy Heineken Quảng Nam. Đây là một trong 6 nhà máy của Heineken tại Việt Nam - thị trường lớn thứ hai toàn cầu của tập đoàn sản xuất bia Hà Lan, sau Mexico.


Nguyên nhân được Heineken Việt Nam chỉ ra là do hậu COVID-19, kinh tế nói chung đối diện nhiều thách thức khi tăng trưởng giảm tốc, dẫn tới sụt giảm nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, Nghị định 100 cũng dẫn đến thay đổi hành vi và thói quen của người tiêu dùng. Kết quả, thị trường bia Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm hai con số trong năm 2023 và tiếp tục sụt giảm một con số từ đầu năm đến nay.


Do đó, Heineken cho biết để có thể thích ứng tình hình hiện tại và tiếp tục phát triển, đơn vị cần tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Heineken cần tinh giản hoạt động để tiếp tục đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam.


Theo báo Quảng Nam, trước COVID-19, mỗi năm nhà máy bia Heineken Quảng Nam đóng góp ngân sách tỉnh từ 1.000 - 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, vài năm gần đây liên tục sụt giảm, riêng 3 tháng đầu năm nay, đóng góp từ đơn vị này cho ngân sách địa phương chỉ vào khoảng 20 tỷ đồng.


tình hình tiêu thụ bia của heniken sụt giảm

Thực tế, đây chỉ là giọt nước tràn ly sau một loạt những khó khăn mà Heineken đã gặp phải trong thời gian qua. Báo cáo tài chính năm 2023 của Heineken toàn cầu cho thấy dù doanh thu đạt hơn 36 tỷ euro, tăng gần 5% so với cùng kỳ nhưng lãi ròng chỉ đạt 2,3 tỷ euro, giảm 14%. Tổng sản lượng cả năm của Heineken giảm 4,7% xuống còn hơn 24 tỷ lít bia, trong đó thị trường Việt Nam và Nigeria chiếm hơn 60% mức giảm này.


Trả lời trên CNBC, ông Dolf van den Brink, Giám đốc điều hành Heineken toàn cầu thừa nhận hãng đã đối mặt với tình hình sụt giảm mạnh mẽ tại thị trường trọng điểm là Việt Nam.


Heineken không công bố kết quả kinh doanh riêng tại thị trường Việt Nam, song nhìn vào bức tranh tài chính của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) - đơn vị đang nắm 40% cổ phần tại công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam và 40% cổ phần công ty TNHH Bia Và Nước Giải Khát Heineken Việt Nam (Heineken Trading) có thể thấy rõ đà giảm tốc.


Hai doanh nghiệp này nắm vai trò sản xuất và phân phối các sản phẩm bia cho Heineken Việt Nam và mỗi năm, liên doanh này đều đặn rót về cho Satra hàng nghìn tỷ đồng cổ tức đồng thời trở thành nguồn thu chính của Satra trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, báo cáo tài chính năm 2023 cho thấy, phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết của Satra giảm tới 47% so với cùng kỳ năm trước xuống còn hơn 2.700 tỷ đồng.


Cơn bĩ cực trong ngành bia không chỉ xảy ra với Heineken khi các doanh nghiệp khác cũng lao đao trong bối cảnh thị trường sụt giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng và Nghị định 100 được thắt chặt. Dữ liệu của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho thấy, tổng doanh thu năm 2023 của nhóm doanh nghiệp bia, rượu niêm yết giảm còn hơn 45.000 tỷ đồng từ mức hơn 55.000 tỷ đồng năm 2022 trong khi tổng lợi nhuận sau thuế giảm 23%, xuống gần 5.100 tỷ đồng.


Tuy nhiên, khó khăn lại phản ánh rõ nét nhất lên Heineken khi đây là một trong hai doanh nghiệp đang chiếm thị phần bia lớn nhất tại Việt Nam. Theo dữ liệu từ Chứng khoán Bản Việt, tính đến cuối năm 2022, Heineken nắm 25% thị phần bia tại Việt Nam, đứng đầu là Sabeco với 43% thị phần.


Để chặn đà suy giảm, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp bia, rượu buộc phải tái cấu trúc hoạt động để thích ứng với biến động thị trường. Chẳng hạn Sabeco tiến hành “thắt lưng buộc bụng” để giảm chi phí hoạt động, bao gồm chi phí quảng cáo, khuyến mãi. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của công ty này cho thấy chi phí quảng cáo, khuyến mãi là 2.814 tỷ đồng, giảm 254 tỷ đồng so với năm 2022.


Với Heineken, nhà sản xuất bia Hà Lan đã cho ra mắt sản phẩm bia không cồn Heineken 0.0 tại Việt Nam. Gần nhất, thương hiệu này cũng tiến hành thực hiện chiến dịch marketing sản phẩm gây tranh cãi ngay tại một trạm dừng nghỉ trên cao tốc, trong bối cảnh các cơ quan chức năng đẩy mạnh xử lý vi phạm đối với người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về nồng độ cồn.


Tuy nhiên, khó khăn cho Heineken và các ông lớn ngành bia Việt Nam có thể chưa dừng lại khi theo báo cáo từ các công ty chứng khoán, doanh nghiệp bia còn phải đối mặt với thách thức từ thuế tiêu thụ đặc biệt.


Nhà phân tích tại Chứng khoán Vietcap (VCSC) dự báo doanh nghiệp bia có thể gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới khi sản lượng tiêu thụ bia yếu hơn dự kiến, chi phí cho hoạt động quảng cáo và khuyến mãi cao hơn do cạnh tranh gay gắt, chi phí nguyên liệu đầu vào cao hơn, thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn. Dự kiến tăng trưởng tiêu thụ bia có thể chậm lại trong giai đoạn 2026-2027 do thuế tiêu thụ đặc biệt. Có thể nói những yếu tố này sẽ góp phần làm cho vị bia Heineken đắng càng thêm đắng.


Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam (Heineken Việt Nam) thành lập năm 1991 trên cơ sở liên doanh với công ty Thực phẩm Công nghệ (từng là công ty thành viên của Satra). Năm 1994, sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, nhà máy Hóc Môn lần đầu tiên sản xuất bia Heineken, mở ra giai đoạn phát triển sau đó.


Năm 2007, Heineken Việt Nam mở rộng bằng cách mua lại ba nhà máy bia tại Đà Nẵng, Quảng Nam và Tiền Giang. Đến năm 2016, sau khi mua lại nhà máy bia Vũng Tàu, Heineken Việt Nam bắt đầu xây dựng nhà máy bia mà được quảng cáo là lớn nhất Đông Nam Á. Đến cuối năm 2022, tổng giá trị các khoản đầu tư của Heineken tại Việt Nam đã đạt 1 tỷ USD.

(doanhnhanvn.vn)


Commentaires


bottom of page