top of page

Ngành bia Việt Nam năm 2023: Khó khăn đến từ nhiều phía

Ngành bia xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 và phát triển từ những năm 1990 khi nhà nước có chính sách mở cửa nền kinh tế. 



Năm 2022, mức tiêu thụ bia của Việt Nam đang ở 3,8 triệu ki lô lít/năm (3800 triệu lít/năm), chiếm 2,2% thị trường thế giới. Từ kết quả này, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng đầu toàn khu vực ASEAN, đứng thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) về mức tiêu thụ bia. Tuy nhiên mức tiêu thụ trên khó có thể được duy trì trong năm 2023, khi không còn cảnh mua bán nhộn nhịp như năm trước, hay tình trạng khan hàng, sốt giá mỗi dịp lễ Tết, ngành bia đang chứng kiến lượng tiêu thụ sụt giảm chưa từng có. Nguyên nhân chủ yếu đến từ kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn khiến sức mua giảm. Phía nhà nước đang siết chặt quy định về nồng độ cồn của người tham gia giao thông. Các doanh nghiệp sản xuất bia cũng đang phải gồng mình trước tỷ giá ngoại tệ, lãi suất biến động khiến giá cả nhiều yếu tố đầu vào và chi phí sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng. 


Việt Nam là một trong những thị trường bia lớn của Đông Nam Á, thu hút sự tham gia của khá nhiều đơn vị, cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thị trường có tính tập trung rất cao với đa số thị phần nằm trong tay 4 thương hiệu lớn là Sabeco, Habeco, Heineken và Carlsberg. Qua thống kê doanh số, chúng tôi còn nhận thấy những sản phẩm như bia Sài Gòn (Sabeco), bia Hà Nội (Habeco) đang dần lép vế trước thương hiệu như Tiger và Heineken thuộc công ty Heineken Việt Nam.


Heineken


Là liên doanh giữa Heineken và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) được thành lập năm 1991.


Heineken Việt Nam đã có hơn 3.000 nhân viên trên khắp Việt Nam với 6 nhà máy. Trong đó, với công suất mỗi năm 1,1 tỷ lít bia, nhà máy Heineken Việt Nam Vũng Tàu hiện là nhà máy bia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Heineken sản xuất và phân phối các nhãn hiệu Heineken, Tiger, Larue, BIVINA, Bia Việt, Strongbow và Edelweiss.


Công ty có doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế dẫn đầu ngành. Doanh thu thuần có sự biến động qua mỗi năm. Năm 2020 đạt khoảng 30.000 nghìn tỷ đồng, giảm gần 20% năm 2021, sang 2022 tăng hơn 50%. Lợi nhuận sau thuế có phần tương tự. Cụ thể đạt khoảng 9.000 tỷ trong năm 2020, sang 2021 giảm gần 30% và tăng hơn 60% năm kế tiếp.


Biểu đồ doanh thu thuần của 1 số công ty sản xuất bia năm 2020 - 2022


Sabeco


Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn có tiền thân là một xưởng bia nhỏ do người Pháp thành lập vào năm 1875. 


Sabeco hoạt động chính trong ngành sản xuất bia và các loại nước giải khát. Sabeco hiện có 26 nhà máy với tổng công suất sản xuất đạt trên 2,2 tỷ lít bia/năm. Sản phẩm bia của Sabeco được xuất khẩu tới 30 nước trên thế giới. Các sản phẩm chính có thể kể đến như: bia Sài Gòn, Bia 333.


Công ty có doanh thu thuần biến động từ 2020 đến 2022. Cụ thể, năm 2020 đạt khoảng 32.000 tỷ đồng, giảm hơn 5% trong năm 2021 và tăng gần 35% năm kế tiếp. Lợi nhuận sau thuế có phần tương tự doanh thu tuy nhiên mức biến động mạnh hơn. Lỗ 20% năm 2021, sang 2022 tăng 40% và đạt khoảng 5.500 tỷ.


Habeco


Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, có tiền thân là Nhà máy Bia Hommel được người Pháp xây dựng vào năm 1890. 


Tổng Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bia, rượu và nước giải khát. Habeco là một trong hai doanh nghiệp sản xuất bia lớn nhất Việt Nam với tổng công suất toàn hệ thống đạt hơn 800 triệu lít bia/năm. Thị trường tiêu thụ của Habeco hiện tại chủ yếu tại các tỉnh phía bắc và Bắc Trung Bộ. Habeco hiện đang giữ vị trí thứ 03 về thị phần tại Việt Nam và số 1 tại thị trường bia Miền Bắc. Bia Hà Nội và bia Hải Dương là 2 dòng sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.


Doanh thu thuần dao động quanh mốc 7.000 tỷ trong 2020 và 2021, tăng hơn 20% trong năm kế tiếp. Lãi sau thuế có sự biến động mạnh. Cụ thể đạt khoảng 600 tỷ năm 2022, giảm gần 50% năm 2021 và tăng hơn 50% trong năm 2022


Carlsberg


Carlsberg là một trong những công ty đa quốc gia Đan Mạch đầu tiên vào Việt Nam và đầu tư lần đầu vào năm 1993. Trong 20 năm đầu tiên, Carlsberg điều hành hoạt động tại Việt Nam thông qua Carlsberg Đông Dương. Năm 2013, công ty Carlsberg Việt Nam hoàn chỉnh được thiết lập bao gồm công ty kinh doanh và nhà máy sản xuất tọa lạc tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam.


Carlsberg có một nhà máy tại Việt Nam được đặt tại Huế với công suất đạt đến 360 triệu lít/năm. Các sản phẩm của Carlsberg Việt Nam: Carlsberg, 1664 Blanc, Huda.


Thương hiệu có doanh thu thuần tăng trưởng qua các năm. Năm 2020 đạt khoảng 3.000 nghìn tỷ, tăng hơn 5% năm 2021 và sang 2022 tăng gần 40%. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế có chiều hướng ngược lại. Cụ thể giảm gần 8% năm 2021 và giảm mạnh hơn 60% trong năm kế tiếp và đạt khoảng 90 tỷ.


Sapporo


Là thương hiệu bia đến từ Nhật Bản, Sapporo đặt chân đến Việt Nam năm 2011, thuộc sở hữu của công ty TNHH Sapporo Việt Nam.


Nhà máy bia Sapporo Việt Nam nằm tại khu công nghiệp Việt Hóa - Đức Hòa 3, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Nhà máy bia Sapporo Việt Nam có công suất tối đa là 150 triệu lít/năm. Hiện tại, nhà máy đang hoạt động ở giai đoạn 1 với công suất thiết kế 40 triệu lít/năm.


Doanh thu thuần tăng dần từ 2020 đến 2022. Cụ thể năm 2020 đạt khoảng 500 tỷ đồng, tăng hơn 10% trong năm 2021 và gần 15% năm kế tiếp. Lãi sau thuế có sự biến động, giảm hơn 80% năm 2021 sau đó tăng mạnh gần 300% và đạt khoảng 120 tỷ.


Hạ Long


Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát Hạ Long thành lập năm 1967, có tiền thân là Nhà máy liên hợp thực phẩm Hòn Gai. 


Năm 1992, công ty khi chính thức thâm nhập vào thị trường bia. Hiện công ty hiện đang quản lý và vận hành 02 nhà máy với tổng công suất 35 triệu lít bia/năm. 


Doanh thu thuần của bia Hạ Long giai đoạn 2020 - 2022 có tốc độ tăng trưởng gần 40% và đạt khoảng 1.300 tỷ đồng năm 2022. Lợi nhuận sau thuế có phần tương tự, khi tăng trưởng 30% qua mỗi năm và đạt hơn 100 tỷ trong năm 2022.


Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của 1 số công ty sản xuất bia năm 2020 - 2022


AB Inbev


AB Inbev thuộc sở hữu của Công ty TNHH Anheuser-Busch Inbev và đã có hơn 7 năm thành lập ở Việt Nam. Là thành viên của 1 tập đoàn bia đa quốc gia có trụ sở tại Bỉ.


Sở hữu hơn 500 nhãn hiệu bia phủ sóng khắp 150 quốc gia. Trong đó, nhãn hiệu nổi tiếng đã có mặt tại Việt Nam như: Budweiser, Corona và Stella Artois. Nhà máy sản xuất có công suất lên đến 100 triệu lít bia mỗi năm và được đặt tại Bình Dương.


Doanh thu thuần tăng qua các năm. Cụ thể tăng gần 75% năm 2021, 70% năm 2022 và đạt khoảng 1.300 tỷ đồng. Lãi sau thuế có sự biến động nhưng vẫn lỗ 3 năm liền. Năm 2020 lỗ hơn 250 tỷ, giảm 36% năm 2021, sang 2022 tăng hơn 50%.


San Miguel


Công ty Bia San Miguel Việt Nam trước đây là Công ty Bia Rồng Vàng được thành lập vào năm 1994 dưới hình thức liên doanh giữa San Miguel Viet Nam Ltd. và Công ty Bia Khánh Hòa. Vào năm 1996, công ty chuyển đổi hình thức đầu tư tại Việt Nam thành 100% vốn nước ngoài. Có trụ sở chính ở Philipines, là nhà máy bia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á.


Doanh thu thuần có sự biến động không đáng kể trong giai đoạn 2020 - 2022 và đạt khoảng 250 tỷ đồng. Lãi sau thuế có chiều hướng suy giảm. Cụ thể giảm hơn 10% năm 2021, gần 80% năm 2022 và đạt khoảng 4 tỷ.


Sabibeco


Thành lập năm 2005, thuộc sở hữu của Công ty CP tập đoàn bia Sài Gòn Bình Tây.


Có 6 nhà máy bia với tổng quy mô sản xuất lên đến hơn 600 triệu lít/năm. Sản xuất dòng sản phẩm chính với tên gọi Sagota.


Công ty có doanh thu thuần biến động. Cụ thể năm 2020 đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, giảm hơn 20% năm 2021 và tăng gần 40% trong năm kế tiếp. Lãi sau thuế có sự biến động lớn. Tăng hơn 160% năm 2021, sau đó giảm gần 170% và ghi nhận khoản lỗ gần 17 tỷ.


Từ chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm thúc đẩy mối quan hệ 2 nước Việt - Trung ngày 12/12 vừa qua. Có thể sẽ là nguồn động lực để thúc đẩy lượng khách du lịch lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam trong cuối năm và đầu năm tới. Kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cho ngành đồ uống nói chung và ngành đồ uống có cồn cụ thể là bia nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại 1 số thách thức nhất định. Nghị định 100/CP về xử phạt người uống rượu bia dự kiến sẽ tiếp tục tạo ra rào cản lớn đối với ngành bia trong năm nay. Bên cạnh đó, sự tăng giá của nguyên liệu sản xuất ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành. Các nguyên liệu chính như bột trợ lọc dự kiến tăng khoảng 25%, hoa houblon tăng 10%, gạo tăng 4%, đường tăng khoảng 8%. Đặc biệt, giá malt, nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất, dự kiến tăng khoảng 60% so với mức giá bình quân thu mua năm 2022. Ngoài ra, dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi cũng khiến doanh nghiệp bia trong nước đối mặt với khó khăn nếu được áp dụng chính thức. 


Nguồn: Báo cáo thị trường ngành bia năm 2022 của Vietdata.


Comments


bottom of page