Nếu so với năm 2018, L'Oreal Vienam giữ vững ngôi vương với thị phần 18% - tăng thêm 3% trong khi Shiseido giảm 1,8% còn 11,3%. Theo báo cáo của Euromonitor International, M.O.I Cosmetics – thương hiệu mỹ phẩm Việt được sáng lập bởi người nổi tiếng Hồ Ngọc Hà và CEO Lâm Thành Kim là DN Việt duy nhất lọt Top 10 thị phần mỹ phẩm trang điểm từ năm 2018 đến nay.
Thị phần của M.O.I tăng nhanh chóng từ 0,9% (2018) lên 3,2% (2022) và đang bám sát cái tên đứng trước đó là Revlon. Trong bảng thống kê này, thị phần của top 10 chiếm 80,7% thị trường và hầu hết đều ghi nhận sự tăng trưởng vào năm 2022 so với năm 2021.
Nếu so với năm 2018, L'Oreal Vienam giữ vững ngôi vương với thị phần 18% - tăng thêm 3% trong khi Shiseido giảm 1,8% còn 11,3%.
Dù là thương hiệu non trẻ, M.O.I Cosmetics hiện là công ty duy nhất của người Việt góp mặt trong top 10 về thị phần thị trường mỹ phẩm, giữa sân chơi ước tính có đến 90% thuộc nước ngoài.
Về M.O.I, năm 2018 thương hiệu chính thức trình làng với dòng sản phầm đầu tiên là dòng son Hongocha Secret. Thời điểm này, mô hình của M.O.I được so sánh với Kylie Jenner của Mỹ (nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới với Kylie Cosmetics). Điều giống nhau là hai founder của hai thương hiệu đều là người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng về thời trang, làm đẹp ở lĩnh vực của họ.
Dĩ nhiên, Kylie Jenner mang tầm vóc quốc tế. Nhưng ở Việt Nam, Hồ Ngọc Hà hiện cũng là người truyền được cảm hứng thời trang làm đẹp cho số đông phụ nữ Việt nam. Theo báo cáo của Q&Me (tháng 7/2022), Hồ Ngọc Hà đang đứng ở vị trí top 1 của “top cosmetics influence”.
“Khác với Kylie Jenner, M.O.I không tạo ra sản phẩm mang tính hào nhoáng và khác biệt trong thời trang, chúng tôi tạo ra sản phẩm làm đẹp chất lượng, tiện dụng, phải chăng và dành riêng cho người Việt”, CEO Lâm Thành Kim nói.
Bằng chứng là trước khi trình làng, M.O.I được biết đã bị từ chối đến 50 email mới có 1 email được hồi đáp để tiếp cận được nhà máy sản xuất bên Hàn Quốc. Kết quả cho quá trình này là sự đón nhận của thị trường, M.O.I liên tục “cháy hàng” với nhiều bộ sưu tập sau đó.
Với xuất phát từ 30.000 thỏi son, đến nay M.O.I đã phát triển được đa dạng 20 dòng sản phẩm chăm sóc da và trang điểm, với hơn 4 triệu sản phẩm được bán. Công ty cũng đã phát triển được chuỗi phân phối 90 cửa hàng trên toàn quốc cùng hàng ngàn đối tác nhà phân phối.
Trong lần chia sẻ gần đây, CEO Lâm Thành Kim cho biết: “Nếu nói về lộ trình thì M.O.I đạt đúng với kỳ vọng, tức ra mắt được các dòng sản phẩm từ son, phấn nước, phấn phủ, mặt nạ, sửa rửa mặt, “nước thần”. Còn xét về % chỉ tiêu cho doanh thu, ngoại trừ năm 2021 chỉ hoạt động khoảng 6 tháng do dịch Covid-19 bùng phát thì các năm còn lại M.O.I đều đạt kỳ vọng, với mức tăng trưởng trung bình 150% mỗi năm”.
Hiện, sản phẩm chủ lực đồng thời là dòng định hình thương hiệu M.O.I vẫn là son, vì son vẫn thị phần lớn nhất trong nhu cầu làm đẹp. Tuy nhiên, sản phẩm mà thay đổi rất nhiều chỉ số kinh doanh của M.O.I đang là dòng phấn nước Baby Skin Cushion. Đây là “con bò sữa” trong doanh thu của Công ty 2 năm gần đây.
Theo Lâm Thành Kim, dòng phấn nước của M.O.I Cosmetics được đón nhận bởi nó phù hợp với khí hậu, màu da, tính chất da cũng như “insight” của người Việt. Sản phẩm này đến nay cũng thể hiện rõ bài toán chúng tôi đặt ra từ đầu, là nghiên cứu sản phẩm dựa trên đặc tính người Việt.
Tăng trưởng phi mã, M.O.I Cosmetics được biết chính thức có lợi nhuận từ năm 2019. Đây cũng là năm M.O.I đã triển khai thành công vòng gọi vốn Series A, và bắt tay với nhà đầu tư chiến lược CMG.Asia.
Trong lộ trình đề ra, thì cột mốc tiếp theo là năm 2023-2024 M.O.I sẽ gọi cho vốn cho vòng Series B để mở rộng thị trường và phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm phục vụ khách hàng. Cuối năm qua, CEO M.O.I tiết lộ làm việc với một số đối tác có mong muốn đầu tư phát triển.
5 năm tiếp theo, M.O.I chia sẻ muốn đánh vào là 90% thị phần thuộc về các thương hiệu quốc tế hiện nay (chỉ 10% thị phần trong nghành mỹ phẩm tại Việt Nam thuộc về các thương hiệu nội địa).
(Nhịp sống thị trường)
Comentários