Thị trường ví điện tử là một trong những động lực lớn nhất thúc đẩy Việt Nam tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt. Đây cũng được coi là một thị trường cạnh tranh cao, với việc các nhà cung cấp liên tục phải đưa ra các đề xuất mới để giành và giữ chân khách hàng. Song nếu nhìn về mặt tích cực, thị trường ví điện tử tại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển. Số liệu của Ngân hàng nhà nước (NHHN) cho thấy, trong giai đoạn cách ly xã hội do ảnh hưởng bởi Covid-19, khoảng 15 triệu người sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử mỗi tháng. Hiện tại mỗi ngày Việt Nam ghi nhận 30 triệu lượt giao dịch trực tuyến.
NHNN và Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều nghị định và chương trình để ủng hộ việc chuyển đổi số cũng như giảm tỷ lệ tiền mặt trong thanh toán. Ngày 16/06 cũng được chọn làm “Ngày không tiền mặt” với nhiều hoạt động ủng hộ các doanh nghiệp chuyển đổi số và khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt.
Tính đến ngày 09/05/2022, đã có 48 tổ chức phi ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hơn 90 nghìn điểm chấp thuận thanh toán QR, gần 298 nghìn POS. Trong 9 tháng đầu 2021 so với cùng kỳ 2020: Thanh toán Mobile tăng 76,2% về số lượng và 88,3% về giá trị; Thanh toán qua Internet tăng 51,2% về số lượng và 29,1% về giá trị.
Theo báo cáo của Ngân hàng UOB, hãng Kiểm toán PwC Singapore và Hiệp hội Fintech Singapore (FinTech in ASEAN 2021: Digital takes flight), Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực về thu hút vốn đầu tư vào fintech với 375 triệu USD, tương đương hơn 10% tổng giá trị vốn đổ vào fintech trong khu vực là 3,5 tỉ USD - con số cao kỷ lục từ trước đến nay.
VNpay là ví điện tử có doanh thu cao vượt trội so với các ví điện tử khác. Xét về doanh thu (không bao gồm ViettelPay), thì các doanh nghiệp lớn trong ngành có vị thế khác biệt hẳn so với các doanh nghiệp nhỏ. Theo thứ tự từ cao đến thấp thì doanh nghiệp có doanh thu cao nhất là VNpay, theo sau là Momo, VNPT pay, Payoo và Foxpay (FPT).
Chỉ có một phần nhỏ các doanh nghiệp kinh doanh ví điện tử có lợi nhuận, còn các doanh nghiệp còn lại đã ghi nhận lỗ từ nhiều năm qua. Trong thị trường, Momo và Zalopay là các ứng dụng ghi nhận lỗ cao nhất. Còn VNPT pay, VNpay, Payoo là các doanh nghiệp hiếm hoi có lợi nhuận. Sau đây, Vietdata sẽ phân tích cụ thể hơn về một số doanh nghiệp nổi trội trong thị trường vi điện tử.
Momo
MoMo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ năm Series E với số tiền huy động khoảng 200 triệu USD, đưa định giá công ty vượt mốc 2 tỉ USD, chính thức trở thành kỳ lân công nghệ mới của Việt Nam và khu vực. Không ngừng mở rộng thị trường, liên kết với các doanh nghiệp khác và phát triển sản phẩm dịch vụ, Momo ngày càng thu hút nhiều người dùng mới.
Momo được sử dụng nhiều nhất cho các hoạt động mua sắm, thanh toán hàng hóa, dịch vụ và hóa đơn. Từ năm 2021, Momo liên tục kết hợp với các doanh nghiệp khác để liên kết dịch vụ mua vé máy bay, tàu, thuyền, thuê xe, đặt khách sạn, mua hàng, gửi tiết kiệm, ví trả sau, thanh toán khoản vay… Hướng tới phát triển thành một siêu app.
Các chương trình gây quỹ từ thiện của Momo cũng được đánh giá cao và ủng hộ rất nhiều, góp phần làm hình ảnh thương hiệu trở nên đáng tin cậy hơn với người dùng.
Tuy có lượng giao dịch nhiều khiến doanh thu hàng hóa dịch vụ cao, việc liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi và mở rộng, phát triển sản phẩm cũng khiến cho chi phí cao. Đến nay, Momo vẫn có lợi nhuận sau thuế âm. Doanh thu hàng hóa & dịch vụ của Momo tăng từ hơn 6.000 tỷ vào năm 2020 thành hơn 7.300 tỷ vào năm 2021, nhưng phần lợi nhuận sau thuế cũng không có kết quả tích cực khi Momo vẫn duy trì mức lỗ hơn 880 tỷ trong cả hai năm 2020 và 2021.
VNpay
Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) được thành lập từ tháng 03/ 2007 và hiện là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Thanh toán điện tử tại Việt Nam. VNpay có lợi thế khi liên kết với các ngân hàng để cung cấp dịch vụ thanh toán bằng mã QR cho khách hàng. Hiện VNpay đã liên kết với hơn 40 trên tổng số 49 ngân hàng. Mở rộng hợp tác với hơn 150.000 doanh nghiệp.
Top 10 doanh nghiệp Fintech có đợt gọi vốn thành công xếp hạng theo lượng gọi vốn 2021
Nguồn: Tracxn, dữ liệu tính đến ngày 30/10/2021.
Tính đến 30/10/2021, VNpay được đánh giá là doanh nghiệp Fintech gọi vốn thành công với tổng lượng vốn cao thứ 2 trong ASEAN, 250 triệu USD.
Đến thời điểm hiện tại, VNpay là một trong số ít những thương hiệu ví điện tử ghi nhận lãi trong kết quả kinh doanh. VNpay áp dụng chiến thuật tích hợp vào các ứng dụng ngân hàng số và tận dụng tệp khách hàng đang sử dụng internet-banking sẵn có, làm trung gian thanh toán qua mã QR tại hệ thống cửa hàng, siêu thị, đặc biệt là tại TP.HCM và Hà Nội.
VNpay ghi nhận doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tăng hơn 25%, từ khoảng 17 nghìn tỷ đồng tăng lên đến 22 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2021. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng vượt bậc từ hơn 170 tỷ lên gần 400 tỷ, tăng khoảng 85% trong năm 2021.
ViettelPay
Với công ty mẹ là tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, ViettelPay tận dụng lợi thế từ hệ sinh thái của tập đoàn để phát triển nhanh chóng các sản phẩm và dịch vụ của mình. Sử dụng hệ thống Viettel post và Viettel store, ViettelPay dễ dàng tích hợp và mở các điểm nạp/rút trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam, đồng thời triển khai hoạt động chuyển tiền, giao tiền mặt tận tay. Đến thời điểm hiện tại, ViettelPay là doanh nghiệp hiếm hoi có thể triển khai hình thức giao tiền mặt trực tiếp cho người nhận. Người dùng cũng dễ dàng đăng ký tài khoản ViettelPay chỉ với số điện thoại Viettel, sau đó có thề sử dụng ứng dụng để chuyển/nhận tiền với hạn mức thấp. ViettelPay không bắt buộc người dùng phải liên kết thẻ ngân hàng để sử dụng như các ứng dụng khác mà thậm chí còn cấp thẻ cứng Viettel money (phương thức vận hành tương tự thẻ ATM của các ngân hàng tại các chi nhánh Viettel).
Với tiềm lực mạnh mẽ, hệ sinh thái trải rộng khắp 64 tỉnh thành của công ty mẹ, ViettelPay nhanh chóng chiếm thị phần trong thị trường ví điện tử tại Việt Nam, phổ biến trên quy mô khắp cả nước.
Moca
Năm 2013, Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Moca được thành lập bởi một nhóm cựu nhân sự cao cấp của Microsoft, Google và các chuyên gia hàng đầu trong ngành tài chính, ngân hàng tại Việt Nam. Ngày 25/2/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho Công ty cổ phần Công nghệ và Dịch vụ MOCA.
Moca kể từ khi thành lập đã nhanh chóng kết hợp với Grab-một ứng dụng đặt xe, thức ăn và giao hàng và trở thành ví điện tử độc quyền của Grab. Grab phát triển mạnh mẽ cùng với nhiều ưu đãi dành riêng cho người dùng thanh toán bằng ví Moca khiến cho doanh thu của Moca tăng lên nhanh chóng.
Việc bắt tay cùng Grab khiến Moca nhận được nhiều lợi ích to lớn, do không cần đầu tư nhiều cho các hoạt động quảng cáo, đồng thời được sử dụng mạnh mẽ bởi người dùng grab để thanh toán các đơn hàng.
Tuy nhiên, phần lớn người dùng biết đến Moca qua ứng dụng grab và thanh toán trong ứng dụng grab nên các tiện ích khác của Moca vẫn chưa được khai thác triệt để và khó mở rộng tệp khách hàng.
Ngày 26/7/2022, Moca-Grab vừa thông báo hợp tác cùng Tiki, một ứng dụng mua hàng trực tuyến và đưa ra hàng loạt ưu đãi để thu hút người dùng liên kết mới.
Trong năm 2021, dịch Covid và giãn cách khiến người dùng Grab giảm tần suất, số lượt sử dụng. Doanh thu của Moca từ đó cũng bị giảm mất khoảng 35 tỷ so với 2020. Lợi nhuận sau thuế của Moca còn thiệt hại nặng nề hơn khi tăng lượng lỗ từ khoảng -50 tỷ lên đến khoảng -160 tỷ.
VNPT Pay
VNPT Pay là sản phẩm thanh toán điện tử của Tổng Công ty Truyền thông VNPT-Media. Dịch vụ VNPT Pay được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán vào ngày 06/7/2017.
VNPT có hệ sinh thái dịch vụ đa dạng gồm mạng di động, viễn thông, Internet với hơn 30 triệu thuê bao, hơn 30,000 trường học, hơn 20,000 nhà thuốc, hơn 7,000 cơ sở y tế/bệnh viện, kết nối thanh toán hơn 5,000 dịch vụ hành chính công và dịch vụ thiết yếu (điện, nước) (theo thống kê của VNPT pay). VNPT Pay đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán, mua sắm và tiện ích gắn với đời sống hàng ngày của mỗi người dân.
VNPT Pay hướng đến các đối tượng các tỉnh lẻ và vùng sâu vùng xa, thậm chí cả vùng biên giới và hải đạo. Xác định bắt đầu như một chiếc “ví điện tử bình dân”, dễ tiếp cận đến tầng lớp thu nhập trung bình-thấp và ở xa trung tâm. Người dùng Vinaphone thậm chí không cần dùng điện thoại thông minh cũng có thể thực hiện các giao dịch với giá trị thấp (hạn mức 10 triệu đồng/tháng).
VNPT Pay có tiềm lực mạnh, tuy được hình thành muộn hơn một số ví điện tử nhưng được đánh giá cao ở chất lượng dịch vụ.
Trong năm 2021, doanh thu của VNPT Pay ghi nhận tăng trưởng khoảng 19% (từ khoảng 3,5 nghìn tỷ đến khoảng 4,2 nghìn tỷ), nhưng lợi nhuận sau thuế giảm khoảng 28% (từ hơn 500 tỷ chỉ còn khoảng 380 tỷ). Công ty VNPT Pay là một trong số ít doanh nghiệp được báo cáo có lợi nhuận dương.
Zalopay
Zalopay được phát triển bởi công ty phần mềm Zion, một thành viên của VNG. Zalopay được người dùng dễ dàng liên kết chỉ bằng cách sử dụng tài khoản Zalo trực tiếp trong ứng dụng Zalo. Zalo là ứng dụng nhắn tin được sử dụng phổ biến nhất Việt Nam với 64 triệu người dùng (Zalo công bố trong quý 1/2021). Sử dụng lợi thế này, Zalopay nhanh chóng phát triển và chiếm được một số lượng người dùng đông đảo.
Đến thời điểm hiện tại, Zalopay là đối thủ mạnh nhất của Momo. Trong khi Momo có thế mạnh về thanh toán các dịch vụ thì Zalopay cung cấp cho người dùng một phương tiện nạp tiền điện thoại, dữ liệu di động với mức ưu đãi lớn. Cùng với khả năng chuyển tiền trong giao diện chat tiện lợi và nhanh chóng.
Đến nay, Zalopay vẫn còn trong nhóm các doanh nghiệp đốt tiền cho ví điện tử. Nhưng điểm tích cực là Zalopay đã ghi nhận tăng trưởng lên đến hơn 95% trong doanh thu khi tăng từ khoảng 130 tỷ vào năm 2020 lên hơn 270 tỷ vào năm 2021. Tuy nhiên cái giá phải trả cũng không nhỏ khi công ty thua lỗ từ hơn 600 tỷ lên đến hơn 1,2 nghìn tỷ.
Payoo
Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến VietUnion (VietUnion) được thành lập vào năm 2007. Vào ngày 18 tháng 2 năm 2009, dịch vụ thanh toán Payoo của VietUnion đã nhận được giấy phép thí điểm từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hệ thống ví điện tử. Hiện nay, ngoài thanh toán qua internet banking, quầy giao dịch ngân hàng, khách hàng Payoo còn có thể thanh toán hóa đơn qua website hoặc 15,000 Điểm bán hàng (POS) trên toàn quốc.
Tính đến năm 2020, Payoo đã liên kết với hơn 15,000 điểm thanh toán trên toàn quốc, thanh toán trên 350 loại hóa đơn dịch vụ. Với lượng người dùng lớn và thường xuyên, tổng giá trị giao dịch qua Payoo đạt khoảng 100,000 tỷ VND/năm (thông tin được Payoo công bố). Dịch vụ thanh toán Payoo hướng đến phục vụ cả hai đối tượng khách hàng: sử dụng tiền mặt và không dùng tiền mặt thông qua các phương tiện thanh toán đa dạng bao gồm Internet, thiết bị di động và máy POS.
Payoo có hướng đi khác với các ví điện tử khác khi tập trung vào các POS so với việc thanh toán trên ứng dụng. Payoo đã bắt tay với nhiều chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng bán lẻ để làm đại lý thanh toán. Người dùng có thể dễ dàng đến các đại lý của Payoo để nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn điện, nước, internet, thanh toán khoản vay mà không tốn phí.
Chiến lược kinh doanh này đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho Payoo khi lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều qua các năm, vào năm 2021, tuy doanh thu giảm khá mạnh (-15%, từ khoảng 2.800 tỷ còn khoảng 2.400), nhưng lợi nhuận của công ty tăng mạnh (từ hơn 160 tỷ lên khoảng 220 tỷ, tăng khoảng 35%).
Nganluong
Ví Ngân lượng thực chất là một ví điện tử và là cổng thanh toán trực tuyến được ra đời vào năm 2009 bởi Nexttech Group. Ví Ngân lượng cho phép người dùng thanh toán, giao dịch, mua sắm thông qua mạng Internet một cách an toàn, nhanh. Ví Ngân lượng có nguồn vốn đầu tư lớn từ các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới như eBay, SoftBank, IDG, nhờ đó, ví Ngân lượng có thể đảm bảo tài chính cho các giao dịch thanh toán trực tuyến tại Việt Nam nhanh chóng và tiện lợi.
Ví Ngân lượng cũng là một trong số ít các doanh nghiệp có lợi nhuận trong ngành, ví ngân lượng ghi nhận doanh thu trong năm 2020 và 2021 lần lượt là gần 360 tỷ và hơn 430 tỷ. Đồng thời cũng ghi nhận lợi nhuận trong cùng giai đoạn với hơn 60 tỷ và 85tỷ, tuy mức lợi nhuận không cao, nhưng trong thị trường các doanh nghiệp đang đốt tiền để chiếm thị phần, chấp nhận lỗ thì lợi nhuận của ví Ngân lượng là đáng ghi nhận.
Nhìn chung, tuy nhận được sự ủng hộ của nhà nước nhưng các ví điện tử tại Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều thách thức khi thị trường ngày càng có nhiều tay đua mới, thói quen dùng tiền mặt truyền thống của người Việt, hay việc xây dựng lòng trung thành cho khách hàng. Khách hàng Việt Nam có xu hướng săn mã khuyến mãi, việc các thương hiệu ví tung ra nhiều chương trình khuyến mãi là một cách dễ dàng để kích thích tiêu dùng nhưng khi cắt giảm đi, khách hàng dễ dàng tìm đến một thương hiệu khác.
Thị trường ví điện tử hiện đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn với 48 ví điện tử đã được cấp phép hoạt động. Thị trường cũng tương đối phân mảnh, chưa có doanh nghiệp nào chiếm thị phần áp đảo trên thị trường. Người tiêu dùng cũng có xu hướng sử dụng nhiều ví điện tử cùng một lúc. Ngoài việc đốt tiền vào các chương trình khuyến mãi, các thương hiệu ví điện tử nên phát triển sản phẩm và hình thành một hệ sinh thái, đem lại tiện ích nhiều hơn để giữ chân người dùng.
Trong tương lai gần, thị trường ví điện tử nói riêng và Fintech nói chung sẽ phát triển càng nhiều hơn và mạnh mẽ hơn. Trong thị trường đó thì đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là người tiêu dùng. Chỉ đến khi thị trường bắt đầu hình thành trạng thái độc quyền, độc quyền nhóm thì các doanh nghiệp mới có lợi nhuận, còn hiện
Kommentare