top of page

Thị trường điện lạnh Việt Nam: Thương hiệu Nhật dẫn đầu cuộc chơi

Việt Nam là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, có nền nhiệt khá cao và với quy mô dân số gần 100 triệu dân thì nhu cầu về các sản phẩm máy lạnh là rất lớn. Theo báo cáo của Euromonitor International vào năm 2021, máy điều hoà là ngành hàng năng động nhất vào năm 2021 với mức tăng trưởng là 85%. Do đó, Việt Nam được xem là thị trường lớn và đầy tiềm năng cho các ông lớn trong ngành điện tử, điện lạnh nói chung.


Ước tính đến năm 2023, quy mô của thị trường này có thể lên đến 2,4 tỷ USD. Hiện tại, Việt Nam đã thu hút được sự tham gia của các thương hiệu quốc tế như Samsung, Panasonic, Casper, Daikin, LG, Toshiba, Sharp... và không thể nào không kể đến các thương hiệu nội địa như REE, Hòa Phát, Sunhouse,...


Khi nhu cầu tiêu dùng và quy mô thị trường ngày càng tăng cao đã tạo ra một cuộc đua tranh giành thị phần của các “tay chơi” trong và ngoài nước.


Bước phát triển nhảy vọt của các thương hiệu nội địa


Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE được coi là doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực cơ điện lạnh, là một trong hai công ty đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại, REE đã mở rộng quy mô của mình ra nhiều lĩnh vực như: Năng lượng, Nước sạch, Phát triển & Cho thuê Bất động sản, và Cơ điện lạnh & Máy điều hòa không khí.


Trong 2 năm trở lại đây, công ty mang về mức doanh thu trên 5,5 nghìn tỷ đồng và tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2018 (gần 4,9 tỷ đồng). Về lợi nhuận, sau lần sụt giảm gần 11 tỷ đồng vào năm 2020, đến năm 2021 lợi nhuận của REE đạt mức 1,9 tỷ đồng tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.


Riêng mảng cơ điện lạnh, năm 2020, REE ghi nhận doanh thu gần 3,5 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 62% tổng doanh thu của công ty.


Đến năm 2021, mảng cơ điện lạnh có sự sụt giảm về doanh thu khi chỉ đạt gần 1,9 tỷ đồng (giảm 47,7% so với năm 2020). Tỷ trọng của mảng trong doanh thu hợp nhất của REE cũng sụt giảm từ 62% xuống chỉ còn 31%.




Tập đoàn Hòa Phát là tập hợp của một nhóm các công ty, trong đó công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là công ty mẹ và 10 công ty thành viên và 3 công ty liên kết. Tập đoàn Hòa Phát mới đây đã quyết định mở rộng sang mảng điện máy và thành lập CTCP Điện máy gia dụng Hòa Phát với số vốn điều lệ lên đến 1 nghìn tỷ đồng để thực hiện quản lý các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện lạnh, điện gia dụng.


Giai đoạn từ năm 2017-2021, tốc độ tăng trưởng về doanh thu của Hoà Phát tăng liên tục. Năm 2020, công ty đạt mức doanh thu lên tới 90 nghìn tỷ đồng (tăng 42% so với năm 2019). Đến năm 2021, tập đoàn này mang về mức doanh thu gần 150 nghìn tỷ đồng và mức lợi nhuận sau thuế gần 35 nghìn tỷ đồng.


Trong 3 năm gần đây, doanh thu của điện lạnh Hoà Phát đạt trên 1 nghìn tỷ đồng. Mặc dù có doanh thu khá thấp so với các doanh nghiệp khác, tuy nhiên điện lạnh Hòa Phát vẫn đạt hơn 130 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.



Tình hình hoạt động của các thương hiệu quốc tế tại Việt Nam


Panasonic là thương hiệu đến từ Nhật Bản và hiện diện tại Việt Nam từ những năm 1950. Năm 2021, đã đánh dấu 50 năm Panasonic chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với một hành trình của sự mở rộng từng bước và tăng trưởng không ngừng.


Chiếm lĩnh thị trường Việt Nam với hàng loạt sản phẩm điện tử, điện lạnh đa dạng, doanh thu của Panasonic tăng trưởng liên tục. Năm 2019 và 2020, doanh thu Panasonic tại thị trường Việt Nam đạt gần 14 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2018. Trong đó chiếm đa số là doanh thu của mảng máy lạnh.


Năm 2019, Panasonic Việt Nam mang về mức lợi nhuận sau thuế lên đến 1 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch covid - 19, đến năm 2020, lợi nhuận của công ty này giảm còn gần 850 tỷ đồng.



Casper là một thương hiệu đa quốc gia với chi nhánh và mạng lưới phân phối tại nhiều thị trường Đông Nam Á. Tham gia thị trường Việt Nam từ năm 2016, Casper nhanh chóng phát triển và trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến trong ngành điện tử, điện lạnh, điện gia dụng. Trong 3 năm gần đây, kể từ năm 2019, Casper trở thành một trong top 3 thương hiệu quốc tế có sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong ngành điều hòa tại Việt Nam với thị phần 15,9% (GfK 2021).


Casper Việt Nam đang trên đà tăng trưởng rất nhanh. Giai đoạn 2017 - 2021, doanh thu của thương hiệu này tăng liên tục, từ 280 tỷ (năm 2017) tăng lên gần 6 nghìn tỷ vào năm 2021. Cũng trong năm 2021, mức lợi nhuận sau thuế của Casper lên đến gần 90 tỷ đồng tăng gấp 21 lần so với năm 2017.


Sau 5 năm phân phối Casper tại thị trường Việt Nam, Casper đứng top 3 ngành điều hòa, ngành điều hòa máy cơ đứng vị trí số 1 ở thị trường Việt Nam.


Daikin là một thương hiệu đến từ Nhật Bản. Các sản phẩm của hãng này nổi tiếng trên khắp thế giới và thường đem đến so sánh với Panasonic. Năm 2021, Daikin được trao giải “Thương hiệu Điều hòa xuất sắc tại Tech Awards 2021”. Để tiếp tục giữ vững danh hiệu là doanh nghiệp điều hòa không khí hàng đầu tại Việt Nam, Daikin đã đặt ra mục tiêu và đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.


Năm 2020, Daikin Việt Nam mang về mức tổng doanh thu gần 9,5 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh thu của ngành hàng máy lạnh là chiếm đa số. Tuy nhiên, hãng máy lạnh này cũng không tránh khỏi tác động của đại dịch khi doanh thu năm 2020 có phần giảm so với năm 2019. Xét về mặt lợi nhuận, so với mức lợi nhuận hơn 450 tỷ vào năm 2019, thì lợi nhuận của Daikin Việt Nam giảm gần một nửa.


Toshiba là một trong những hãng sản xuất máy lạnh nổi tiếng trên thế giới. Máy lạnh đến từ thương hiệu này luôn hấp dẫn người dùng bởi những tính năng nổi bật và thiết kế sang trọng. Kể từ xâm nhập vào thị trường Việt Nam, doanh thu của thương hiệu luôn cao hơn so với các thương hiệu nội địa như REE, Hoà Phát, Sunhouse,…


Trong những năm gần đây, doanh thu của Toshiba này tăng trưởng liên tục vượt qua cả các thương hiệu ngoại quốc như Casper và Electrolux và đạt mốc doanh thu hơn 5 nghìn tỷ đồng (năm 2021). Tuy nhiên, trước sự phát triển vượt bậc của Casper Việt Nam thì doanh thu của thương hiệu này phải sếp sau và nhường chỗ cho Casper.


Xét về lợi nhuận, có thể thấy lợi nhuận của thương hiệu này có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, mức lợi nhuận sau thuế thu về là không cao và thấp hơn cả REE và Hoà Phát.



Sharp cũng là một thương hiệu đến từ Nhật Bản, là thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực công nghệ và liên tục sản xuất ra những mặt hàng điện tử và được trao giải thưởng “Phát minh Quốc gia năm 2008”. Sharp gia nhập vào thị trường Việt Nam với mục tiêu là thay đổi cuộc đem đến sự tiện ích nhất cho cuộc sống.


Sharp đã tạo được lòng tin cho người tiêu dùng và mang về cho mình mức doanh thu gần 4 nghìn tỷ đồng vào năm 2019. Đến năm 2020, doanh thu của thương hiệu này giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù doanh thu có sự sụt giảm nhẹ nhưng lợi nhuận của thương hiệu ngoại quốc này tăng gần 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.


Electrolux là một tập đoàn sản xuất thiết bị gia dụng đến từ Thụy Điển, châu Âu. Electrolux được xếp hạng trong số 100 tập đoàn lớn nhất Thế giới với khoảng 20 dòng sản phẩm máy cắt cỏ – tủ lạnh và rất nhiều các mặt hàng điện tử – điện lạnh gia dụng khác. Sau khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, thương mình này cũng mang về cho mình mức doanh thu khoảng 2,5 nghìn tỷ mỗi năm.


Thị trường điện máy Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng đối với các thương hiệu. Việc các thương hiệu quốc tế gia nhập thị trường nước ta ngày càng nhiều đã góp phần tạo ra sự đa dạng trong nhu cầu lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng gây sức ép vô cùng lớn không nhỏ cho các thương hiệu nội địa trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các thương hiệu quốc tế.


Vietdata tổng hợp



Comentarios


bottom of page