Sau Tết Nguyên đán 2023, hầu hết công nhân tại các nhà máy sản xuất, chế biến nông thủy sản đã trở lại làm việc.
Tại Kiên Giang và Cà Mau, các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã ký hàng loạt hợp đồng trị giá khoảng 70 triệu USD, trong đó phần lớn tập trung vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Anh, Mỹ.
Ông Trần Quốc Dũng, Tổng giám đốc KIHUSEA VN (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), cho biết vừa ký hợp đồng xuất khẩu 2 lô hàng mực và cá bớp hấp sang Nhật Bản với tổng trị giá 48 triệu USD, hợp đồng thời gian hoàn thành từ nay đến tháng 4/2023. Theo ông Trần Quốc Dũng, Nhật Bản là thị trường khó tính với những quy định rất khắt khe. Sản phẩm phải đảm bảo truy xuất được nguồn gốc; điều kiện nuôi trồng, khai thác thủy sản đúng quy định. Sản phẩm cá đồng đã trở nên rất phổ biến. Nơi cung cấp cá đồng nuôi chính là tỉnh Long An, Tiền Giang, An Giang và Hậu Giang.
Sau Tết Nguyên đán, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản ở ĐBSCL đón công nhân trở lại làm việc để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu 3 địa phương (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng) đồng loạt phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản vượt 1 tỷ USD vào năm 2023.
Nguồn: Internet
Ông Huỳnh Thanh Tân, Tổng Giám đốc CTCP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau (CASES) cho biết, từ ngày 27-1 (mùng 6 Tết), 5 nhà máy và 3 cơ sở sơ chế của CASES đã đón hơn 5.000 công nhân trở lại công việc. Ông Nguyễn Văn Độ, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau cho biết, mục tiêu xuất khẩu của tỉnh đến năm 2023 là 1,3 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào xuất khẩu tôm. Nhận định về thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2023, ông Nguyễn Văn Độ cho rằng, thuận lợi và khó khăn đan xen. Đặc biệt, Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn tạo lợi thế lớn cho xuất khẩu sang thị trường này. “Chúng tôi cam kết tạo mọi điều kiện cho hoạt động xuất khẩu và khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường truyền thống; hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán, tận dụng cơ hội từ các FTA đã ký kết để thúc đẩy xuất khẩu”, ông Nguyễn Văn Độ cho biết thêm.
Thời điểm này, giá tôm tại Kiên Giang và Cà Mau ổn định và duy trì ở mức cao. Cụ thể, giá tôm sú loại 40 con/kg ở mức 156.000-160.000 đồng/kg; giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg giá 102.000 đồng/kg, loại 50 con/kg giá 136.000 đồng, loại 30 con/kg giá 168.000 đồng/kg. Giá hiện nay, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng cao hơn năm ngoái, tăng 20.000 - 30.000 đồng/kg so với mức giá rất thấp của tôm thẻ chân trắng trong tháng 8 và tháng 9/2022.
Đại diện Công ty Trung Sơn (nuôi và chế biến tôm xuất khẩu ứng dụng công nghệ cao, chuỗi khép kín tại huyện Kiên Lương, Kiên Giang) cho biết, sản phẩm tôm hấp hiện được XK mạnh hơn tôm đông lạnh, chiếm khoảng 70%. Thị trường tiêu thụ chính là Mỹ, Trung Quốc, EU.
(VASEP)
Xem thêm: Báo cáo ngành Thủy sản
Seafood Industry Report - December 2022
Vietnam Macro and Industry Report 2022 & Outlook 2023
Bình luận