top of page

Điện Gió chiếm gần 80% số dự án năng lượng tái tạo hòa lưới 2023

Đã cập nhật: 7 ngày trước

Điện gió, với đặc tính là một nguồn năng lượng tái tạo sạch và bền vững, đang đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam. Qua cơ chế hoạt động của các tuabin gió, nguồn năng lượng này không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch mà còn hỗ trợ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.



Trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội hiện nay, điện gió trở thành một nguồn năng lượng chiến lược. Nó không chỉ giúp giảm phát thải mà còn tạo ra cơ hội việc làm, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế tại các địa phương có tiềm năng. Tuy nhiên, để đạt được tiềm năng này, Việt Nam cần vượt qua nhiều thách thức lớn.


Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng gió, với hơn 39% diện tích đất nước có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 6 m/s ở độ cao 65m. Tiềm năng tài nguyên gió của Việt Nam ước tính đạt 512 GW đối với tốc độ gió 6 m/s và 110 GW đối với tốc độ gió trên 7 m/s. Tính đến cuối năm 2023, tổng công suất điện gió toàn hệ thống đạt 4.948,5 MW. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 là đạt 6.000 MW công suất điện gió ngoài khơi và 21.880 MW công suất điện gió trên bờ.



Những con số đáng chú ý về ngành điện gió năm 2023


Tuy nhiên, dù ngành điện gió đang phát triển mạnh mẽ, hiện tại vẫn tồn tại nhiều khó khăn lớn. Việc phân bổ năng lượng tái tạo vẫn chưa đồng đều, đặc biệt là ở miền Bắc. Các dự án điện gió chủ yếu tập trung ở miền Trung và miền Nam, trong khi nhu cầu điện ở miền Bắc lại lớn hơn, dẫn đến khó khăn trong việc truyền tải điện từ các khu vực này, và ảnh hưởng đến công suất huy động trong vận hành thực tế.


Ngoài ra, sự chưa thống nhất cơ chế giá bán đối với các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp là vấn đề lớn nhất đang tạo ra áp lực tài chính đáng kể từ việc xây dựng đến duy trì hoạt động của các nhà máy điện gió. Cụ thể, đối với điện NLTT, tính đến cuối T08-2023, có 20 nhà máy/phần nhà máy điện NLTT chuyển tiếp với tổng công suất 1,171.72 MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới. Ngoài ra, còn 38 dự án điện NLTT chuyển tiếp khác (với công suất ~2,009 MW) đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm (bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023), nhưng đang chờ nghiệm thu/ chờ phát điện lên lưới.


Bên cạnh các dự án chuyển tiếp, liên quan khung giá phát điện cho các dự án NLTT mới, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định và ban hành khung giá phát điện hằng năm cho nhà máy điện mặt trời (mặt đất, điện mặt trời nổi), nhà máy điện gió (trong đất liền, trên biển, ngoài khơi).


Một số công ty có dự án điện gió hoàn thành COD và hòa lưới 2023

Chủ đầu tư

Nhà máy

Công suất

T&T

NMĐ gió Lạc Hòa 2

130.000 MW

ĐIỆN GIÓ TIỀN GIANG

NMĐ gió Tân Phú Đông 1

100.000 MW

HANBARAM

NMĐ gió Hanbaram

93.000 MW

ĐIỆN GIÓ MEKONG

NMĐ gió Bình Đại, NMĐ gió Bình Đại số 2 và số 3 

25.80 MW

49.00 MW

49.00MW

ĐIỆN GIÓ HÒA ĐÔNG 2

NMĐ gió Hòa Đông 2

45.60 MW

THỦY ĐIỆN SÔNG LAM

MĐ gió Tân Ân 1 - Giai đoạn 2021 - 2025

45.00 MW

FICO BÌNH ĐỊNH

NMĐ gió Nhơn Hội - Giai đoạn 2

30.00 MW

TÂN HOÀN CẦU

NMĐ gió Hướng Hiệp 1

25.50 MW

NĂNG LƯỢNG VPL

NMĐ gió VPL Bến Tre

4.20 MW

T&T

T&T Group hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó có phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng có hàm lượng các bon thấp (như khí LNG). Hiện nay, tập đoàn đang triển khai phát triển đồng bộ các dự án quy mô lớn tại khu vực miền Trung - khu vực Tây Nguyên và khu vực Miền Nam. 


Trong lĩnh vực điện gió, năm 2023, tập đoàn đã hoàn thành dự án Nhà máy điện gió Lạc Hòa 2 với công suất 130 nghìn MW. Hướng tới mục tiêu 2035, tập đoàn và các đối tác đã đề xuất bổ sung trong Quy hoạch điện VIII, thêm gần 30 GW bao gồm: điện mặt trời, điện gió trên bờ, điện sinh khối và điện rác,... Các dự án đã được cập nhật vào quy hoạch của nhà nước.


TÂN HOÀN CẦU

Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu được thành lập ngày 27/4/2005, có trụ sở tại Quảng Bình, và là một doanh nghiệp lớn ở khu vực miền Trung, gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Mai Văn Huế. Hoạt động kinh doanh của tập đoàn tập trung vào lĩnh vực sản xuất năng lượng với hàng loạt dự án điện gió và thủy điện tại miền Trung.


Trong mảng điện gió, Tân Hoàn Cầu đang đầu tư cụm dự án (tổng cộng 420 MW), gồm cụm dự án điện gió Hướng Linh – Quảng Trị (150 MW), cụm dự án điện gió Hướng Hiệp 1– Quảng Trị (90 MW). Trong đó, nhà máy điện gió Hướng Hiệp 1 (25.5 MW) được đưa vào vận hành thương mại 2023.


Doanh thu thuần của một số công ty có nhà máy điện gió hòa lưới năm 2023


ĐIỆN GIÓ TIỀN GIANG

Công ty Cổ phần Năng lượng Điện gió Tiền Giang là thành viên của Công ty cổ phẩn Điện Gia Lai (GEC chiếm 55% vốn điều lệ năm 2023), thuộc công ty hạt nhân của ngành năng lượng TTC. Công ty chủ đầu tư của nhà máy Điện gió Tân Phú Đông 1 và Tân Phú Đông 2 với tổng công suất 150 MW. Đây cũng là dự án điện gió đầu tiên tại tỉnh Tiền Giang và là dự án điện gió thứ 3 của GEC.


NĂNG LƯỢNG VPL

Công Ty Cổ Phần Năng Lượng VPL thành lập ngày 10-03-2017 với hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện và là công ty thành viên của CTCP Điện Gia Lai ( GEC chiếm 89% vốn điều lệ). Năm 2023, công ty đã hoàn thành dự án và vận hành thành công nhà máy điện gió VPL Bến Tre với công suất 4.2 nghìn MW.


FICO BÌNH ĐỊNH

Công ty Cổ phần Năng lượng FICO Bình Định là chủ đầu tư của Nhà máy điện gió Nhơn Hội , được xây dựng tại núi Phương Mai thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội. Nhà máy điện gió Nhơn Hội 1 có công suất 30 MW vận hành thương mại năm 2021. Trong khi đó, dự án nhà máy điện gió Nhơn Hội 2 có công suất 30 MW, nằm trên diện tích đất khoảng 201 ha với tổng vốn đầu tư hơn 1.249 tỷ đồng, đến năm 2023 mới hoàn thành và hòa lưới điện quốc gia.


ĐIỆN GIÓ HÒA ĐÔNG 2

Công ty TNHH Điện gió Hòa Đông 2 được thành lập vào tháng 8/2020 và là chủ đầu tư dự án nhà máy điện gió cùng tên tại phường Khánh Hòa, xã Hòa Đông và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, có một nhà máy công suất 45.6 nghìn MW được hoàn thành năm 2023.


THỦY ĐIỆN SÔNG LAM

Công ty cổ phần đầu tư thủy điện Sông Lam được thành lập năm 2007 bởi các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng điện. Đây cũng là chủ đầu tư của nhà máy điện gió Tân Ân 1 (giai đoạn 2021 - 2025) công suất 45MW tại xã Tân Ân (huyện Ngọc Hiển) đã thi công hoàn thành năm 2023.


HANBARAM

Hanbaram là dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn BB Group. Với sự thành lập của CTCP Điện gió Hanbaram vào 5/2018, tập đoàn đã lấn sân sang đầu tư mảng năng lượng tái tạo với dự án nhà máy điện gió Hanbaram - công suất 93 nghìn MW.


ĐIỆN GIÓ MEKONG

Công ty Cổ phần điện gió Mê Kông được thành lập vào ngày 28/3/2017 và là doanh nghiệp liên doanh giữa Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) và Tập đoàn GULF (Thái Lan). Sau nhiều lần được đầu tư góp vốn, hiện tập đoàn Năng lượng GULF sở hữu 95% vốn công ty. Dự án nổi bật của công ty là 3 dự án điện gió Bình Đại số 1, 2 và 3 thuộc tính Bến Tre với tổng số công suất lên tới 123.8 nghìn MW.


Nguồn: Báo cáo ngành Điện năm 2023 của Vietdata

Comentários


new-logo-white.png

# Tòa nhà Vietdata,

Số 232 - 234 Ung Văn Khiêm

Quận bình thạnh

Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

+84 8888 337 36

info@vietdata.vn

Theo dõi chúng tôi
  • Instagram
  • Facebook
  • LinkedIn
  • YouTube

Giấy phép ICP số 18/GP-TTDT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 18/03/2019

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thúy Hằng

Vietdata. All Rights Reserved.

Liên hệ

Cảm ơn bạn đã gửi! Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay

bottom of page