top of page

Để đảm bảo sản xuất điện 2024, Việt Nam lên kế hoạch nhập khẩu một mặt hàng

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành phê duyệt về biểu đồ cấp than cho sản xuất điện 2024. Theo đó, chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than phải thu xếp hơn 74.3 triệu tấn than cho sản xuất điện năm 2024. Trong đó, các nhà máy thiết kế sử dụng than nhập khẩu khoảng 26 triệu tấn. Các loại than cấp cho từng nhà máy thực hiện theo hợp đồng mua bán than năm 2024.


Hiện nay, than trong nước được khai thác ở mức 43-45 triệu tấn/năm, chỉ đáp ứng khoảng một nửa lượng than cho các nhà máy điện than. Với quy mô điện than như hiện tại, ước tính than trong nước chỉ đảm bảo cho sản xuất dưới 20% tổng sản lượng điện; các nhà máy còn lại phải nhập khẩu than, hoặc sử dụng than trộn.


Các nguồn cung cấp than cho Việt Nam


nhập khẩu than
Việt Nam đang lên kế hoạch nhập khẩu than để đảm bảo sản xuất điện cho 2024, Ảnh: Vietdata

Úc là nhà cung cấp than lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm với 18,2 triệu tấn, đạt trị giá hơn 3.02 tỷ USD, chiếm 39.2% tỷ trọng. Đứng thứ 2 là Indonesia, cung cấp cho Việt Nam hơn 17.3 triệu tấn than, tương đương 1.89 tỷ USD, chiếm 37.3% tỷ trọng.


Nga là thị trường đứng thứ 3, đây cũng là quốc gia ghi nhận xuất khẩu tăng mạnh nhất vào Việt Nam trong tất cả các thị trường. Cụ thể, trong tháng 11/2023, nhập khẩu than từ Nga đạt hơn 729 nghìn tấn với trị giá 127.6 triệu USD, tăng mạnh 876% về lượng và tăng 676.8% về kim ngạch so với tháng 11/2022. Tính chung trong 11 tháng đầu năm, Việt Nam chi khoảng 789 triệu USD để nhập khẩu hơn 4.08 triệu tấn than từ Nga, tăng 97.2% về sản lượng và tăng 42% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng 8.8% về lượng và 12.04% về kim ngạch. Giá xuất khẩu bình quân 11T/2023 đạt 193.2 USD/tấn, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022.


Ngoài Nga, một thị trường khác cũng đẩy mạnh xuất khẩu than vào Việt Nam trong tháng 11 là Trung Quốc (tăng 878% về lượng, tăng 639% về kim ngạch).


Nguồn: Báo cáo Vĩ mô_Điểm tin ngành số tháng 12-2023 Vietdata


Kommentare


bottom of page